Miếng đất ở gần sân bay mà bố mẹ chị N.D mua chục năm trước đây giờ đã có giá tới hơn chục tỷ đồng. Sau khi bố mất, mẹ của chị muốn chia đều cho 3 anh em. Nhưng chị D và chị gái đều thống nhất sang tên cho anh trai - người anh vững vàng, người trụ cột của gia đình kể từ khi bố lâm bệnh và mất.
Theo chị D, bố mẹ đều làm giáo viên nên luôn nhẹ nhàng và dạy dỗ ba anh em chị tốt nhất. Tiền bạc có thể mua được nhiều thứ, nhưng không thể mua được tình thân. Do vậy, việc nhường đất thừa kế cho anh trai, theo chị là vẹn cả đôi đường.
Mẹ mất, chị nghỉ học cùng cha rong ruổi theo ghe với nghề thương lái trái cây. Tích cóp được một số vốn, chị bàn với cha mua 2 mẫu đất vườn. Còn chị sang một sạp bán trái cây ở chợ bởi nghĩ nếu cứ suốt ngày lênh đênh sông nước, không tiện cho việc học của thằng em út. Buôn bán được bao nhiêu đồng lời chị cộng dồn vào tiền thu nhập từ vườn ổi để mua đất. Nhờ đó, số đất dần tăng lên 3 mẫu.
Em chị tốt nghiệp đại học, đi làm, lập gia đình, sống chung với cha. Phần chị cũng có mái ấm riêng. Chẳng may người cha vướng bạo bệnh, ông trăng trối lúc lâm chung hai chị em phải đùm bọc nhau suốt đời. Còn đất chia đều mỗi người 1,5 mẫu. Nhưng chị thấy kinh tế mình dư giả nên vẫn để vợ chồng em trai canh tác.
Ba năm trôi qua, chuyện làm ăn chẳng may thua lỗ khiến chị lâm cảnh nợ nần. Nếu không có tiền trả nợ có thể bị kiện. Chợt nhớ đến phần đất cha để lại. Rồi nghĩ vợ chồng người em ổn định với mức lương công chức, cộng thêm mấy mẫu vườn nên mình lấy lại phần đất cũng không sao.
Khi chị ngỏ chuyện, thật bất ngờ người em nói lúc đó cha không còn minh mẫn nên mới nói vậy. Chứ lúc tỉnh táo cha không hề nhắc đến chuyện này bởi vợ chồng em trai lãnh phần phụng dưỡng, thờ cúng. Vả lại đất đó là kỷ niệm của cha để lại, nếu giao cho chị đem bán thì vong linh người cha sẽ... buồn nên vợ chồng người em trai không chịu trả lại phần đất đó.
Túng thế, chị đâm đơn kiện. Tại phiên phúc thẩm TAND TP Cần Thơ, người em cũng lập luận tương tự. Và người chị được hưởng 1.5 mẫu đất.
Tuy thắng kiện nhưng mặt người chị thật ảo não khi người em trai giận dữ tuyên bố từ đây đoạn tuyệt tình nghĩa chị em, giỗ quảy mạnh ai nấy cúng.
Gia chủ này chia sẻ câu chuyện của mình:
“Tôi và anh họ, bác ruột vừa cạch mặt nhau vì bác dâu. Nhà bà nội tôi có hai con trai, ba con gái. Phần lớn đất đai để lại cho bác trai tôi (do bác câm điếc). Bà chỉ để cho tôi một phần đất tương đương phần ngày xưa đã bán đất chia cho mấy anh chị em khác (cháu của bà), trong đó có chị gái con bác dâu tôi. Lúc đó họ đã bán đất lấy tiền mua xe, xây nhà.
Khi đất tăng giá, họ so sánh và phân bì nhưng bỏ qua giá trị tiền tệ, lạm phát... Họ luôn đóng vai nạn nhân. Họ bảo ngày xưa bán đất được có 5 triệu nhưng mua chiếc xe đạp hết 500 nghìn đồng, những người bán thời điểm sau này được 200 triệu đồng.
Nay nhìn những nhà khác được chia đất và có giá một, hai tỷ đồng, họ quay sang ghen tị, đòi chia lại mảnh đất của tôi. Họ chỉ biết so sánh những gì họ nhận được với số tiền, không so sánh giá trị của đồng tiền ở từng thời điểm.
Anh họ và bác ruột tôi đang nắm 35m ngang trên tổng 42m đất còn lại. Phần của tôi chỉ có 7m nhưng bác dâu nói xấu tôi tham lam, xúi anh họ gây sự, chửi rủa tôi”.